Liên hệ tập luyện
0903 611 283-Thầy Dân
Liên hệ múa lân
0908 285 338-Thầy Phước
Liên hệ Quảng Cáo
0772.08.18.78 - A.Bửu
“Ngay trước mắt, con đừng quên…” – Ký Sự: Chiều mưa Sài Gòn bàn chuyện VÕ
Hối hả bao nhiêu cũng không kịp với những cơn mưa bất chợt trên đất Sài Gòn. Chiều chủ nhật, mưa rào rào, ho sù sụ, ướt và lạnh. Thôi cũng đành hết cái tuổi tráng niên cùi cụi đội nắng đạp mưa đi đi về về. Trú tạm dưới mái hiên, tôi cố tìm xem có gì ích lợi mình có thể làm, nhìn mưa rơi lăn dài trên mái chùa cong tròn trịa, ngói đỏ, rêu xanh… tư duy cứ miên man. Rồi cơn ho chợt nhói lồng ngực nhắc nhở tôi về chủ đề sức khỏe. “Cổ Kính” và “Sức Khỏe”, tại sao không nhỉ, một kết hợp không đến nỗi. Tôi nhấc máy gọi anh Bửu.
Nghe tiếng xe vừa ngừng trước cửa, anh đon đả mở cửa mời khách, gật đầu chào mà miệng vẫn luyên thuyên bàn công việc với đối tác không mất một nhịp. “Quả là người rất tháo vác” – tôi nghĩ thầm. Biết anh bận, tôi hiểu ý bèn tìm một chỗ ngồi đợi. Đã từng đến đây một đôi lần nhưng trong các dịp quan trọng của hội quán Thắng Nghĩa Đường. Gian trước nhà những ngày đó bày bàn tiệc, trải khăn đỏ, heo quay gà cúng long trọng, người làng võ – người đoàn lân trang phục cầu kỳ bắt mắt, xa gần tề tựu đông vui ấm cúng. Hôm nay ngày thường đến thăm mới thấy, nào áo, nào ly, đèn chén huy hiệu… thì ra ngoài vai trò là một thành viên kỳ cựu của đoàn lân và võ đường Thắng Nghĩa, anh còn là ông chủ một công ty chuyên thiết kế in ấn tất bật. Và không cần phải tinh ý lắm, ngay trên ghế dài là một cây “Phong Ma Trượng” còn đang tra cán dở tay. ”Đúng là con nhà võ”.
Xong việc, anh mời tôi lên nhà trên. Chỉ tầng lửng dành tiếp khách – kinh doanh, tầng 2 để máy móc – sản xuất, tầng 3 là nơi luyện võ, tầng 4 là trang thờ tổ. Cách bố trí sử dụng công năng căn nhà gần như thay lời phác họa hết tâm huyết của chủ nhân. Một phần mưu sinh sự nghiệp, một phần trọng trách Tổ Nghiệp. Một vai hai gánh, rất nặng chứ không đùa. Tôi thẳng thắn hỏi rõ khó khăn, anh chỉ cười hề hề … “Ráng hết sức chứ biết sao giờ”.
Vừa may đi lên tầng lại gặp võ sư Huỳnh Chí Dân đi xuống. Ngày nào ông cũng không quên tự tay chăm sóc mấy cây kiểng cũng như thắp nhang bàn thờ tổ. Mỗi lần đến lại thấy mấy món đồ mới ông góp nhặt trang trí thêm cho tổ đường. Khi thì tượng, lúc thì tranh, lần thì đôi câu liễn. Kể cũng phải, người biết ông lâu cũng vui lây với ông. Vì ai cũng biết tổ quán là tâm nguyện cả đời mà ông đã ấp ủ mấy chục năm. Bởi thế nụ cười mãn nguyện hôm nay ông có xứng đáng vô cùng.
Bày bàn mời nước. Tôi thuật chuyện mắc mưa gần võ đường, nên coi như duyên đến thăm anh Bửu, muốn xin một vài thông tin về nghề Võ làm tư liệu. Trước khi đến, tôi cũng không quên chuẩn bị sẵn mấy câu hỏi cơ bản để vào đề câu chuyện cho dễ. Tìm nhanh trên Google từ “Võ”. Điểm qua một vài tiêu đề đang Hot, ghi chú và dự định bắt đầu từ đó.
Võ thuật là kĩ thuật hay phương thức dùng sức mạnh để chiến thắng đối phương. - Wikipedia
+ Võ sư Việt xóa bỏ ảo tưởng về võ thuật MMA - Thể Thao 247
+ Khám phá võ thuật: Video những môn võ kì bí, độc đáo trên youtube
+ 6 môn võ có thể 'giết người' bằng tay không - YouTube
+ 10 đòn đánh có mức sát thương “siêu to khổng lồ” trong võ ... - youtube
Tôi đinh ninh sẽ hỏi thầy Huỳnh Chí Dân về làng võ hiện tại với khuynh hướng như Google thể hiện. Chẳng hạn như là: Đòn thế hiểm lạ, các trận đấu tranh thắng kinh điển ngày xưa, cũng có thể là hiện tại người hay môn phái nào là đệ nhất trong làng võ Việt. Nhưng…không gian võ đường này cùng nụ cười hiền hòa của vị võ sư đã tạo cho tôi cảm giác ngờ ngợ rằng, hình như võ thuật rộng lớn hơn nhiều với những khối thịt rắn rỏi và những tấm huy chương đổi bằng mồ hôi và máu mà cộng đồng mạng đang có xu hướng quan tâm. Tôi chuyển hướng, hỏi ngay lập tức về võ thuật ngày xưa liệu có gì khác võ thuật ngày nay không.
Ôn tồn ông kể, ngày xưa nếu ngành văn yêu cầu ngày ngày nghiên cứu sách vở, nghiền ngẫm triết lý, tìm lấy phương pháp phù hợp, phía trên giúp nhà cầm quyền xây dựng đất nước, phía dưới thì hỗ trợ người dân sinh hoạt quy củ - hành xử văn minh. Giá trị đó ngàn năm sau vẫn còn nhiều giá trị: Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạc Tử v.v… rất nhiều danh gia như vậy. Sóng đôi với ngành văn thì ngành võ cũng có giá trị của mình. Nhằm thời bình thì võ phát triển thiên về hướng dưỡng sinh kiện thể. Khi thời loạn như chiến tranh – giặc giả, xã hội tranh sáng tranh tối, tệ nạn, cướp bóc hoành hành thì người ta học võ để bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình. Người có chí lớn thì làm binh sĩ, làm võ tướng giúp nước. Nhiều người tinh thần lãng mạn hiếu học thì sẵn sàng bôn ba trăm dặm, ngàn dặm tìm thầy hay mà học, có khi để thành tài đã qua tám năm mười năm mới trở lại quê hương. Có người vì cuộc làm ăn mưu sinh, thường đi lại các nơi, yêu cái thiện ghét các ác sẵn tài võ mà đem ra bênh vực người khó, trừng trị kẻ gian, để lại nhiều giai thoại “Giang Hồ Nghĩa Hiệp” mà hình tượng đó được nhà văn Kim Dung làm sống dậy lẫy lừng.
Ngẫm nghĩ một chút rồi ông tiếp: “Thời cuộc thay đổi, ngày nay thì văn hóa phát triển, học văn hóa bắt buộc phải hoàn thành hết lớp 12. Sau đó chọn lấy 1 nghề học cao hơn nữa để xây dựng sự nghiệp. Thời gian trở nên hiếm hoi để người ta dành cho tập võ. Công nghệ ngày nay tân tiến, tranh thắng giữa con người, người ta hơn thua nhau súng đạn, xe cộ, máy bay. Ngành võ dần dà ít còn được đóng góp. Bởi vậy, cái con thấy phổ biến bây giờ là VÕ THUẬT. Kỹ thuật của ngành võ để thắng người bằng tay chân quyền cước. Nhưng bản chất chữ Võ (武 ) từ ngàn xưa được chiết tự bằng hai chữ. Chữ Chỉ (止) trong ĐÌNH CHỈ. Chữ Qua (戈 ) trong can qua. Ý nói tôn chỉ của học võ là để mưu cầu hòa bình, dùng võ để giữ vững hòa bình. Lựa chọn theo ngành võ không chỉ là con đường chỉ có rèn luyện thể chất và kỹ thuật chiến đấu, nó còn là một lối sống, một triết lý, một nghệ thuật. Chữ ngay trước mắt, con ráng đừng quên…”
…
Cuộc nói chuyện còn dài nhưng tâm trí tôi dường như dừng lại mãi ở câu: “Bản chất võ đạo là đình chỉ can qua, dừng lại tranh đấu …”. Mà với tôi, dù không phải một người nhà võ nhưng tôi có thể liên hệ tới nhiều ví dụ khác trong cuộc sống của mình. Hằng ngày tôi vẫn dùng mọi khả năng mình có để tranh thắng với người khác trong công việc, trong học tập, thì chẳng khác gì tôi tận dụng ngón đòn để thắng đối thủ trên sàn đấu. Tôi đánh giá con người qua danh tiếng, địa vị và tài sản họ có, hơn người thì cảm thấy tự tin đắc chí mà thua người thì buồn bã bất an, thì đâu khác gì hễ nghĩ đã tập võ thì vinh quang là thắng bao nhiêu trận, thắng được bao nhiêu người. Chỉ một chữ Võ, dễ nhớ vô cùng, tôi sẽ nhớ. Bài học người xưa dạy là đúng hay cái tư duy tân thời là đúng. Tôi vẫn còn nghiền ngẫm. Còn các bạn, chữ VÕ này xin gửi lại đây để mỗi người tự rút ra ý nghĩa cho riêng mình.
VVT
Nghe tiếng xe vừa ngừng trước cửa, anh đon đả mở cửa mời khách, gật đầu chào mà miệng vẫn luyên thuyên bàn công việc với đối tác không mất một nhịp. “Quả là người rất tháo vác” – tôi nghĩ thầm. Biết anh bận, tôi hiểu ý bèn tìm một chỗ ngồi đợi. Đã từng đến đây một đôi lần nhưng trong các dịp quan trọng của hội quán Thắng Nghĩa Đường. Gian trước nhà những ngày đó bày bàn tiệc, trải khăn đỏ, heo quay gà cúng long trọng, người làng võ – người đoàn lân trang phục cầu kỳ bắt mắt, xa gần tề tựu đông vui ấm cúng. Hôm nay ngày thường đến thăm mới thấy, nào áo, nào ly, đèn chén huy hiệu… thì ra ngoài vai trò là một thành viên kỳ cựu của đoàn lân và võ đường Thắng Nghĩa, anh còn là ông chủ một công ty chuyên thiết kế in ấn tất bật. Và không cần phải tinh ý lắm, ngay trên ghế dài là một cây “Phong Ma Trượng” còn đang tra cán dở tay. ”Đúng là con nhà võ”.
|
Xong việc, anh mời tôi lên nhà trên. Chỉ tầng lửng dành tiếp khách – kinh doanh, tầng 2 để máy móc – sản xuất, tầng 3 là nơi luyện võ, tầng 4 là trang thờ tổ. Cách bố trí sử dụng công năng căn nhà gần như thay lời phác họa hết tâm huyết của chủ nhân. Một phần mưu sinh sự nghiệp, một phần trọng trách Tổ Nghiệp. Một vai hai gánh, rất nặng chứ không đùa. Tôi thẳng thắn hỏi rõ khó khăn, anh chỉ cười hề hề … “Ráng hết sức chứ biết sao giờ”.
Vừa may đi lên tầng lại gặp võ sư Huỳnh Chí Dân đi xuống. Ngày nào ông cũng không quên tự tay chăm sóc mấy cây kiểng cũng như thắp nhang bàn thờ tổ. Mỗi lần đến lại thấy mấy món đồ mới ông góp nhặt trang trí thêm cho tổ đường. Khi thì tượng, lúc thì tranh, lần thì đôi câu liễn. Kể cũng phải, người biết ông lâu cũng vui lây với ông. Vì ai cũng biết tổ quán là tâm nguyện cả đời mà ông đã ấp ủ mấy chục năm. Bởi thế nụ cười mãn nguyện hôm nay ông có xứng đáng vô cùng.
Bày bàn mời nước. Tôi thuật chuyện mắc mưa gần võ đường, nên coi như duyên đến thăm anh Bửu, muốn xin một vài thông tin về nghề Võ làm tư liệu. Trước khi đến, tôi cũng không quên chuẩn bị sẵn mấy câu hỏi cơ bản để vào đề câu chuyện cho dễ. Tìm nhanh trên Google từ “Võ”. Điểm qua một vài tiêu đề đang Hot, ghi chú và dự định bắt đầu từ đó.
Võ thuật là kĩ thuật hay phương thức dùng sức mạnh để chiến thắng đối phương. - Wikipedia
+ Võ sư Việt xóa bỏ ảo tưởng về võ thuật MMA - Thể Thao 247
+ Khám phá võ thuật: Video những môn võ kì bí, độc đáo trên youtube
+ 6 môn võ có thể 'giết người' bằng tay không - YouTube
+ 10 đòn đánh có mức sát thương “siêu to khổng lồ” trong võ ... - youtube
Tôi đinh ninh sẽ hỏi thầy Huỳnh Chí Dân về làng võ hiện tại với khuynh hướng như Google thể hiện. Chẳng hạn như là: Đòn thế hiểm lạ, các trận đấu tranh thắng kinh điển ngày xưa, cũng có thể là hiện tại người hay môn phái nào là đệ nhất trong làng võ Việt. Nhưng…không gian võ đường này cùng nụ cười hiền hòa của vị võ sư đã tạo cho tôi cảm giác ngờ ngợ rằng, hình như võ thuật rộng lớn hơn nhiều với những khối thịt rắn rỏi và những tấm huy chương đổi bằng mồ hôi và máu mà cộng đồng mạng đang có xu hướng quan tâm. Tôi chuyển hướng, hỏi ngay lập tức về võ thuật ngày xưa liệu có gì khác võ thuật ngày nay không.
|
Ôn tồn ông kể, ngày xưa nếu ngành văn yêu cầu ngày ngày nghiên cứu sách vở, nghiền ngẫm triết lý, tìm lấy phương pháp phù hợp, phía trên giúp nhà cầm quyền xây dựng đất nước, phía dưới thì hỗ trợ người dân sinh hoạt quy củ - hành xử văn minh. Giá trị đó ngàn năm sau vẫn còn nhiều giá trị: Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạc Tử v.v… rất nhiều danh gia như vậy. Sóng đôi với ngành văn thì ngành võ cũng có giá trị của mình. Nhằm thời bình thì võ phát triển thiên về hướng dưỡng sinh kiện thể. Khi thời loạn như chiến tranh – giặc giả, xã hội tranh sáng tranh tối, tệ nạn, cướp bóc hoành hành thì người ta học võ để bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình. Người có chí lớn thì làm binh sĩ, làm võ tướng giúp nước. Nhiều người tinh thần lãng mạn hiếu học thì sẵn sàng bôn ba trăm dặm, ngàn dặm tìm thầy hay mà học, có khi để thành tài đã qua tám năm mười năm mới trở lại quê hương. Có người vì cuộc làm ăn mưu sinh, thường đi lại các nơi, yêu cái thiện ghét các ác sẵn tài võ mà đem ra bênh vực người khó, trừng trị kẻ gian, để lại nhiều giai thoại “Giang Hồ Nghĩa Hiệp” mà hình tượng đó được nhà văn Kim Dung làm sống dậy lẫy lừng.
|
…
Cuộc nói chuyện còn dài nhưng tâm trí tôi dường như dừng lại mãi ở câu: “Bản chất võ đạo là đình chỉ can qua, dừng lại tranh đấu …”. Mà với tôi, dù không phải một người nhà võ nhưng tôi có thể liên hệ tới nhiều ví dụ khác trong cuộc sống của mình. Hằng ngày tôi vẫn dùng mọi khả năng mình có để tranh thắng với người khác trong công việc, trong học tập, thì chẳng khác gì tôi tận dụng ngón đòn để thắng đối thủ trên sàn đấu. Tôi đánh giá con người qua danh tiếng, địa vị và tài sản họ có, hơn người thì cảm thấy tự tin đắc chí mà thua người thì buồn bã bất an, thì đâu khác gì hễ nghĩ đã tập võ thì vinh quang là thắng bao nhiêu trận, thắng được bao nhiêu người. Chỉ một chữ Võ, dễ nhớ vô cùng, tôi sẽ nhớ. Bài học người xưa dạy là đúng hay cái tư duy tân thời là đúng. Tôi vẫn còn nghiền ngẫm. Còn các bạn, chữ VÕ này xin gửi lại đây để mỗi người tự rút ra ý nghĩa cho riêng mình.
VVT
-
Giời thiệu sản phẩm du lịch " Thắng Nghĩa Tổ Quán"
-
第十一郡視察各華人文化地點
-
Thắng Nghĩa Đường xác lập 2 kỷ lục Việt Nam
-
Thắng Nghĩa Đường Phát dương truyền thống - lịch sử sang trang
-
Lễ trao học bổng thường niên 2022
-
[WOWTIMES: Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Đoàn Lân Sư Rồng Thắng Nghĩa Đường: 43 năm truyền dạy và phát triển Võ phái Thái Lý Phật tại Việt Nam
-
TP.HCM: Đoàn lân sư rồng Thắng Nghĩa Đường xác lập Kỷ lục Việt Nam và đón nhận bằng Tôn vinh Giá trị Nội dung Kỷ lục
-
Thắng Nghĩa "Truyền Thừa Các"
-
Thắng Nghĩa Truyền Thừa Cát
-
Lịch 2020