Trần Hưởng - 陳享



 

   Tổ sư Trần Hưởng sinh vào năm thứ 11 đời Gia Khánh nhà Thanh (1806) huyện Tân Hội, Tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc. Lúc nhỏ, ông theo người chú là Trần Viễn Hộ học Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền. là người thông minh nên mau chóng lãnh hội toàn bộ võ thuật cơ bản. Ông là người say mê võ thuật nên ngày đêm siêng năng khổ luyện để đạt đến cảnh giới cao nhất của võ học.

   Để theo đuổi ước mơ của mình, ông bái biệt người thúc phụ cũng là người thầy đầu tiên để đi tầm sư nghệ. Sau bao khó khăn, ông đến tìm gặp ông Lý Hữu Sơn, một quyền sư nổi tiếng lúc bấy giờ tại Quảng Đông để thọ giáo. Sau bốn năm khổ luyện cùng với sự chỉ dạy tận tình của người thầy, ông đã lĩnh hội toàn bộ tinh hoa tuyệt kỹ của Lý Gia Quyền.

            Biết ông là người say mê võ học, đam mê nghiên cứu võ thuật, nên thầy ông đồng ý cho ông đến núi La Phù Sơn, tỉnh Quảng Đông bái ông Thái Phúc làm sư phụ. Thấm thoát đã gần mười năm, Thái Phúc đã truyền hết sở học của mình cho ông, Thái Phúc không những truyền võ thuật nội công tâm pháp mà cả y học cho ông.

            Thấy cốt cách và tài nghệ của ông hơn người, đặc biệt là sự say mê võ học của ông, Thái Phúc giới thiệu ông đến thọ giáo sư huynh của mình là Thanh Thảo Thiền Sư (lúc đó đang mai danh ẩn tích ở Bát Bài Sơn thuộc tỉnh Quảng Tây), để cho ông có cơ hội tiếp tục nâng cao võ thuật.

            Do xa nhà đã lâu, nên trước khí đến gặp Thanh Thảo THiền Sư ông từ giã thầy Thái Phúc để trở về thăm nhà và sữa soạn lại hành lý. Sau đó mới đến Bát Bài Sơn tiếp tục khổ luyện để hoàn thành tâm nguyện, đạt đến cảnh giới cao nhất trong võ thuật.

            Nhưng thật không may cho ông là việc đi học không thành vì gia đình muốn giữ ông lại để chăm sóc cho Trần Gia Thôn. Từ đó ông bắt đầu dạy võ cho tráng đinh và con cháu họ Trần (theo tôn chỉ của gia tộc họ Trần là không được dạy võ cho người khác họ)

            Trần Hưởng có một người bạn thâm giao họ Trương có người cháu là Trương Viêm rất say mê võ học. Muốn gởi Trương Viêm cho ông dạy. Phần vì nể bạn không thể từ chối, phần vì cảm thấy đây là một tài năng võ thuật nếu được chỉ dạy đàng hoàng sau này ắt sẽ là một đời tôn sư. Nhưng ngặt điều cấm kỵ khắt khe của dòng họ nên ông đành phải nhận Trương Viêm làm tạp dịch, rồi lén dạy riêng trong những lúc rãnh. Một hôm, Trần Hưởng có việc phải đi xa, giao việc dạy võ lại cho các đệ tử lớn. Thấy những đường quyền đi không đúng, Trương Viêm vô tình buột miệng thốt lên. Thế là bị phát hiện và bị họ Trần trục xuất ra khỏi Trần Gia Thôn.

            Trần Hưởng dạy Trương Viêm thêm một thời gian rồi giới thiệu ông đến thọ giáo Thanh Thảo Thiền Sư tại Bát Bài Sơn. Một phần vì muốn trao dồi thêm tài nghệ cho Trương Viêm, phần vì mong ông có thể thay thế Trần Hưởng thực hiện nốt ước mơ còn dang dở khi xưa của Trần Hưởng là đến theo học với Thanh Thảo Thiền Sư.

            Thời gian này, Trương Viêm dồn mọi nổ lực để học tập và nghiên cứu rất kỹ võ phái phật gia. Ông được Thanh Thảo Thiền Sư đặt tên mới là “Hồng Thắng”. Sau năm năm theo học, ông trở về Trần Gia Thôn cùng sư phụ là Trần Hưởng cùng nhau nghiên cứu, kết hợp tinh hoa ba môn phái Thái Gia (Thái Phúc), Lý Gia (Lý Hữu Sơn) và Phật Gia (Thanh Thảo Thiền Sư) hinh thành: “Thái Gia Mã, Lý Gia Quyền, Phật Gia Chưởng”. Từ đấy, môn phái Thái Lý Phật chính thức được khai sinh. Môn đồ Thái Lý Phật đời sau nhớ công ơn hai vị sáng tổ là: Trần Hưởng Công và Trương Viêm Công để tỏ lòng tôn kính đối với hai vị.

l  Trương Hồng Thắng (Trương Viêm) lấy hiệu là: Hồng Thắng Thái Phật

Lấy câu đối tổ là:

“Anh Côn Phi Đằng Long Bãi Vỹ, Hùng Quyền Phóng Xuất Hổ Ngưỡng Đầu”

Lập võ đường “Hồng Thắng Quán” tại Phật Sơn, Quảng Đông năm 1851 (hiện tổ đường Hồng Thắng Quán vẫn còn). Truyền bá võ thuật của môn phái Thái Lý Phật cho mọi người không phân biệt họ tộc.

 

l  Trần Hưởng láy hiệu là: Hùng Thắng Thái Phật

Lấy câu đối tổ là:

“Thái Lý Phật Môn Nguyên Tự Thủy, Thiếu Lâm Tông Phái Đắc Chân Truyền”.

Truyền bá môn phái Thái Lý Phật tại Trần Gia Thôn.

 

-          Tổ Trần Hưởng truyền cho hai con là : Trần An Bá và Trần Quan Bá.

-          Trần Quan Bá truyền cho hai con là : Trần Văn Bân và Trần Diệu Trì.

-          Trần Diệu Trì truyền cho hai con trai và một con gái là : Trần Vân Hớn; Trần Tân Tiều; Trần Khiết Phương.



 

蔡李佛始祖陳享公(1806-1875)字典英系江門市新會區崖門鎖京梅村拱北裏人.

陳享是清朝晚期嶺南武術界的傳奇人物傑出的技擊名家其幼年聰穎愛好武術,七歲隨族叔陳遠護習技.在叔父的悉心教授之下陳享十五歲時已練就一身本領.

  陳享為求深造,經陳遠護推薦投拜李友山為師,李友山為當時廣東著名拳師擅長棍法和腿功.他見陳享乃可造之才,遂納為首徒.四年後陳享盡學李家拳藝集南拳北腿絕技於一身.

  李友山見得陳享學技頗有心得,苦心勤習意志中厚.李友山說:“現在有要務遠行不能繼續傳教給你,如果你想深造技成,我可以介紹你到羅浮山拜見你師伯蔡福,他是我同門師兄.”那時候陳享說求之不得.立即前往羅浮山白鶴觀再拜蔡福(花名爤頭福)為師蔡福少林內家功夫造詣甚高,他見陳享學藝極有誠意,品行優良,根基甚牢,且悟性過人,於是收之為徒.此後近十年蔡師將少林內功心法及醫術悉數授予之.由於陳享刻苦好學.鏗而不舍,近而立之年終於學得大成辭師返鄉.

  自從陳享離開故鄉之後遠護公已經逝世,鄉中無人傳授武技於是各父老發起請求陳享出來將武術傳教給子侄.後來陳享就此在故鄉創設取用“雄勝始祖館的稱號”,所以雄勝蔡李佛派創自陳享公為始祖.

  因為他懷念初期學技的時候追隨族叔遠護公,再學李友山,後學蔡福所以不忘師恩.陳享共同弟子張炎是佛家正宗(張炎先隨陳享為師後拜青草和尚習佛家拳).的各家精華進行整理創出蔡李佛拳派是紀念尊師重導也.

張炎公到佛山設“鴻勝館”授徒不分姓氏,稱為“鴻勝蔡李佛”始祖.

祖師堂對聯: 英棍飛騰龍擺尾

                        雄拳放出虎昂頭

  陳享開館在新會陳家村授徒,練武廳內有祖師堂對聯寫著:

                        蔡李佛門源自始

                        少林宗派得真傅

  陳享公有二子.長日安伯.次日官伯.

  安伯無所出,官伯有二子,長日文彬、次日耀墀.

文彬無所出,耀墀有二子一女.長日雲漢、次日燊樵、女日潔芳.

CÔNG TY TNHH RIO DESIGN

Địa chỉ: 1549/1 đường 3/2, F.16, Q.11 TP.HCM
SĐT :  (028) 2211 8788
Mobile: 0906 894 188 - 0909 995 813
Email: dohoario@yahoo.com - dohoario@gmail.com
Websie: www.dohoario.com - www.riodesign.com.vn
Chuyên Kinh Doanh :
Linh Kiện Khí Nén  – Điện Công Nghiệp
Dụng Cụ Cầm Tay – Thủy Lực
Triết đào VNXD
Chuyên bán sỉ & lẻ các loại:
Pin AA, AAA, Pin Sạc Pin ĐT.
Pin Nút Áo AG 1 - AG 13
Máy Sạc Pin đủ loại, 
băng keo, đèn chóp
Đèn pin siêu sáng đủ loại
máy cạo râu bằng điện & pin,...

Sạp 16-17 Tổ 12 Chợ Kim Biên P.13, Q.5 - TP.HCM
ĐT: 028.3952.3446
DĐ: 0903.973.162 - 090.49.49.491
Zalo: 0903.973.162
SỬA CHỮA LAPTOP CHUYÊN NGHIỆP LẤY LIỀN
171 Hàn Hải Nguyên, Phường 2, Quận 11, TPHCM
Email: sanghung@sanghung.com